Chuyển tới nội dung

MegaLend ra mắt mô hình cho vay ngang hàng bằng trí tuệ nhân tạo

Với các chuyên gia giàu kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh mẽ, MegaLend đã tung ra nền tảng trực tuyến có khả năng kết nối trực tiếp giữa bên có vốn và cần vốn thông qua, đánh dấu bước phát triển mới của mô hình P2P.

Hôm 5/9, tại Pullman Hotel (TPHCM), Công ty CP Thương mại và Đầu tư Megalend Việt Nam (MegaLend Việt Nam) đã chính thức ra mắt thị trường tài chính, cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dùng nước nhà với nền tảng P2P Lending (Peer to Peer Lending – tạm dịch: Cho vay ngang hàng).

MegaLend được đồng sáng lập bởi các doanh nghiệp uy tín cùng một số cá nhân dày dạn kinh nghiệm và có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, với định hướng của mô hình FinTech (các công ty chuyên ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính) để mục tiêu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số ưu việt nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày một cao và đa dạng trên thị trường.

Hiện nay, hình thức P2P đang phổ biến trên thế giới và cũng dần bắt đầu đánh dấu mốc phát triển tại Việt Nam với MegaLend. Với tiêu chí “Vay nhanh, giải ngân gọn”, các nền tảng bao gồm web, ứng dụng trên smartphone của MegaLend vận hành dựa trên công nghệ chấm điểm tín dụng tự động theo dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giao dịch nhanh chóng và quản trị rủi ro tối ưu.

Theo ông Lưu Tường Bách – Chủ tịch HĐQT MegaLend Việt Nam cho biết: “Về cơ bản, cho vay P2P là mô hình kết nối trực tiếp giữa bên có vốn và cần vốn thông qua nền tảng trực tuyến (trang web, ứng dụng trên smartphone), tương tự như Uber hay Grab trong lĩnh vực vận tải. Do đó, một công ty hoạt động trong lĩnh vực P2P thuần túy đóng vai trò cầu nối trung gian giữa Bên vay và Nhà đầu tư”.

Ông Bách cũng chia sẻ, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam có khoảng 79% người dân không được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Trong khi đó, cũng theo tổ chức này, đa phần doanh nghiệp trong nước thuộc loại vừa và nhỏ nhưng lại có đến 30% xem việc tiếp cận vốn tín dụng là trở ngại lớn nhất trên đường phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ông Lưu Tường Bách – Chủ tịch HĐQT MegaLend Việt Nam hào hứng với ý tưởng mới (Ảnh: Cát Trí).

Đáng chú ý hơn nữa là có đến 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể phải huy động vốn ngoài hệ thống ngân hàng. Thực trạng đó đã tạo điều kiện sinh sôi nảy nở cho hoạt động cho vay nặng lãi, tín dụng đen theo kiểu truyền thống hoặc sàn P2P trá hình.

Trước bối cảnh này, sự xuất hiện của các công ty dịch vụ tài chính theo mô hình P2P chuyên nghiệp, trong đó có MegaLend Việt Nam đã mở ra kênh tiếp cận vốn mới cho các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Tiết kiệm thời gian được xem là ưu điểm của mô hình cho vay P2P khi tất cả giao dịch và quy trình thẩm định, xét duyệt, giải ngân được thực hiện trực tuyến thông qua ứng dụng và các thiết bị di động.

“Ngày nay, người dùng hầu hết đều có sử dụng các dịch vụ trực tuyến như Gmail, Facebook, Youtube, Grab… nên việc nhận dạng và thẩm định thông tin cá nhân bằng trí tuệ nhân tạo đang ngày càng chuẩn xác hơn. Công nghệ có thể giúp tìm hiểu về người dùng tốt hơn các ngân hàng vốn chỉ thu thập thông tin bằng những tờ khai, form mẫu”, ông Bách chia sẻ.

Chính vì vậy, MegaLend tự tin với vai trò cầu nối và khả năng hỗ trợ nhà đầu tư thẩm định, đánh giá mức tín nhiệm của người vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, quản lý giao dịch và tư vấn đầu tư. Cùng với đó là quá trình theo dõi chặt chẽ giao dịch giữa bên vay và bên cho vay, từ lúc kết nối giữa hai bên, giải ngân, thu nợ và tất toán.

Ông Trần Công Lý – CEO Megalend Với sự đa dạng và ưu việt trong dịch vụ, ứng dụng công nghệ và giải pháp vượt trội, mang lại lợi ích tối ưu và mức độ giao dịch an toàn cao cho khách hàng, MegaLend Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong những Công ty dịch vụ giải pháp kết nối cho vay ngang hàng (P2P lending) có quy mô giao dịch lớn nhất tại Việt Nam, tương tự như các mô hình đã phổ biến tại các nước phát triển.

Tường Châu